Châu Á Họ

Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam

Các bài chính: Họ người Trung Quốc, Họ tên người Triều Tiên, Họ tên người Nhật BảnHọ người Việt NamHọ Trần bằng chữ Hán

Tại các nền văn hóa của người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt NamHungary thì họ được đặt trước tên. Vì thế các thuật ngữ trong tiếng Anh như first name và last name dùng để chỉ tên, họ có khả năng gây nhầm lẫn và cần phải tránh, vì trong trường hợp này chúng không phân định đúng tên và họ một cách tương ứng.

Một số người Trung Quốc thêm tên gọi theo kiểu tiếng Anh vào trước tên gọi hoàn chỉnh Trung Quốc của họ, ví dụ Martin LEE Chu-ming. Ngoài ra, nhiều người Mỹ gốc Trung Quốc viết họ-tên theo kiểu Anh, nó được sử dụng thường xuyên và tên Trung Quốc được sử dụng như tên đệm, ví dụ Martin Chu-ming Lee. Những người Trung Quốc sống tại Mỹ tự động sắp xếp lại tên, họ của mình khi viết bằng tiếng Anh để tránh hiểu nhầm. Tuy nhiên, không có người nào ở Trung Quốc lại sắp xếp lại cụm từ Mao Zedong (Mao Trạch Đông) thành Zedong Mao theo kiểu viết trong tiếng Anh.

Tên gọi của người Triều Tiên và Việt Nam nói chung được sắp xếp theo trật tự Đông Á (họ trước, tên sau) ngay cả khi viết trong tiếng Anh. Viết trong tiếng Anh, tên gọi của người Nhật Bản hiện nay thường theo kiểu phương Tây (tên trước, họ sau) trong khi tên gọi của những nhân vật lịch sử trước đây thì vẫn viết theo kiểu Đông Á. Tên gọi của người Hungary khi viết trong tiếng Anh thì được viết theo kiểu phương Tây.

Trong cách viết Anh ngữ của các nền văn hóa phi-Anh ngữ (ví dụ báo chí bằng tiếng Anh tại Trung Quốc), họ thông thường được viết bằng chữ hoa để tránh hiểu lầm thành tên đệm: "Martin LEE Chu-ming" (điều này rất phổ biến trên Internet), hoặc bằng chữ hoa cỡ nhỏ (ngoại trừ chữ cái đầu tiên) thành "Martin LEE Chu-ming" (điều này phổ biến trong sách vở) hay AKUTAGAWA, Ryunosuke để làm rõ cái nào là họ (thông thường được viết trong các phương tiện thông tin đại chúng về các sự kiện quốc tế như Thế vận hội). The CIA World Factbook thông báo rằng "The Factbook viết chữ hoa họ của các cá nhân để thuận tiện cho người sử dụng, nhất là đối với những người có thể gặp vấn đề do sự khác biệt văn hóa hay tập quán trong cách gọi". Ngược lại, phiên bản tiếng Anh của Wikipedia tuân theo hướng dẫn chặt chẽ về việc không viết hoa toàn bộ các chữ cái của họ (Wikipedia Quốc tế ngữ thì thường viết hoa toàn bộ chữ cái của họ không phụ thuộc vào gốc gác của người đó.) Kết quả là các tên gọi phi-Anh ngữ xuất hiện trong các bài của Wikipedia là tối nghĩa đối với những người không có chuyên môn. Ví dụ, Leslie Cheung Kwok Wing có thể bị người đọc (không biết các tập quán viết tên-họ của người Trung Quốc) nhầm thành Mr. Wing.

Họ Nguyễn bằng chữ Hán

Các họ của người Việt thì giống như họ của người Trung Quốc, chúng được đặt ở đầu trong tên gọi hoàn chỉnh, nhưng trong giao tiếp thì không giống như cách gọi của người Trung Quốc, thông thường chúng không được nhắc tới. Nói chung, người ta gọi nhau theo tên, thông thường kèm theo các từ để chỉ địa vị, vai vế cho phù hợp. Ví dụ, Phan Văn Khải - thông thường được người nước ngoài gọi là "Mr. Khai" còn người Việt thì gọi là bác (anh, chú, ông, cụ v.v - tùy theo tuổi tác, quan hệ và sự tôn trọng của người đối thoại đối với ông) + Khải, mặc dù "Phan" là họ của ông. Điều này khác với cách xưng hô của phần lớn các tập quán đặt tên-họ và cách gọi của khu vực Đông Á và nó có thể gây nhầm lẫn hay khó hiểu đối với người nước ngoài, nhưng đối với người Việt thì không. Ngày nay, con cái lấy theo họ của người cha, tuy nhiên có một số người được đặt họ ghép từ họ của cha + mẹ, ví dụ: Lê Đỗ Vân Anh trong đó Lê là họ của cha, còn Đỗ là họ của mẹ. Tuy nhiên, theo luật định thì họ chính thức vẫn là họ của người cha; còn họ ghép không truyền cho đời sau. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà thờ họ. Người ta có thể thờ tổ tiên dòng họ mình theo họ chính như: họ Phạm, họ Nguyễn, họ Lê v.v...hoặc có thể thờ theo họ và tên đệm như: họ Lê Gia, họ Tưởng Công, họ Phan Huy v.v...

Tại Nhật Bản, phụ nữ sẽ bỏ họ của mình sau khi kết hôn và sử dụng họ của chồng mình. Tuy nhiên, đôi khi tập tục người đàn ông lấy họ của vợ làm họ cho mình vẫn còn tồn tại nếu như người vợ là con gái độc nhất. Truyền thống tương tự như vậy, gọi là nhập chuế (入贅, ru zhui) là phổ biến ở Trung Quốc nếu gia đình vợ giàu có và không có con trai nhưng muốn rằng người thừa kế tài sản của họ phải được truyền lại theo cùng một dòng họ. Tất cả con cháu sau này cũng mang họ mẹ. Thông thường chú rể hay gia đình người này không đồng ý với sự dàn xếp như thế, nếu như chú rể là con trai trưởng hoặc là người có trách nhiệm gánh vác công việc của dòng họ mình. Trong những trường hợp như thế, một giải pháp trung hòa có thể được đưa ra, trong đó đứa con trai đầu tiên của cặp vợ chồng sẽ mang họ mẹ trong khi tất cả những đứa con khác mang họ cha. Truyền thống này vẫn còn được áp dụng ở nhiều cộng đồng người Hoa ngoài Trung Hoa lục địa. Ở Trung Quốc, sau năm 1949, truyền thống này không cần thiết, do đa phần người dân không có tài sản riêng đáng kể để trao thừa kế. Sau cải tổ kinh tế Trung Quốc, người ta không chắc chắn là truyền thống này có trở lại nữa hay không.

Tại Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Triều Tiên, Việt NamĐài Loan, phụ nữ vẫn giữ nguyên họ của mình, trong khi toàn bộ gia đình được nhắc tới như là gia đình của người chồng (nói chung là nhắc tới theo họ, trừ Việt Nam là theo tên của người chồng hoặc theo tên của con trai trưởng).

Tại Hồng Kông, một số phụ nữ có thể được công chúng biết tới theo họ của chồng trước họ của người đó, chẳng hạn Anson Chan Fang On Sang. Anson là tên tiếng Anh, On Sang là tên tiếng Trung, Chan là họ của chồng Anson, và Fang là họ của cô. Việc thay đổi tên họ trong các hồ sơ pháp lý là điều không cần thiết.

Tại Ma Cao (Macau), một số người có tên họ theo kiểu Bồ Đào Nha với kiểu viết tiếng Bồ Đào Nha, chẳng hạn như Carlos do Rosario Tchiang.

Những phụ nữ gốc Hoa ở Canada, đặc biệt là phụ nữ Hồng KôngToronto, thông thường viết họ thời con gái trước họ chồng khi viết bằng tiếng Anh, ví dụ Rosa Chan Leung, trong đó Chan là họ thời con gái, và Leung là họ của chồng.

Ấn Độ và Indonesia

Các bài chính: Họ tên của người Ấn Độ, Họ tên của người Indonesia.

Tập quán đặt họ theo tên của cha tồn tại ở một số vùng của Ấn ĐộIndonesia. Tuy nhiên, nhiều người Ấn (từ Ấn Độ) sống ở các quốc gia hay khu vực nói tiếng Anh đã bỏ truyền thống này vì rất nhiều người nói tiếng Anh thấy khó hiểu tập quán này; vì thế nhiều ông bố gốc Ấn theo tập quán của người nói tiếng Anh để truyền lại cho con cái họ chứ không phải tên của mình.

Vì lý do tôn giáo, những người đàn ông Sikh thông thường có họ là Singh (nghĩa là "sư tử"), và phụ nữ người Sikh thông thường có họ là Kaur ("công chúa").

Philippines

Cho đến giữa thế kỷ XIX, đã không tồn tại tiêu chuẩn về họ của người Philippines. Ở đây có những người gốc Philippines không có họ, hay những người có họ nhưng không trùng với gia đình họ cũng như những người có họ nào đó đơn giản là vì họ có những niềm kiêu hãnh nào đó (thông thường là những người làm việc với giáo hội Công giáo Rôma) chẳng hạn như de los Santos và de la Cruz.

Năm 1849, nhà cầm quyền, tướng Narciso Clavería y Zaldúa, đã ban hành một sắc lệnh để chấm dứt tình trạng tự do này. Kết quả của nó là quyển Catálogo Alfabético de Apellidos ("Danh mục họ theo chữ cái"). Quyển sách này chứa rất nhiều từ vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác ở Philippines, chẳng hạn như tiếng Tagalog.

Áp dụng thực sự của sắc lệnh này thay đổi tùy theo từng khu vực. Một số khu vực chỉ nhận được một số họ bắt đầu bằng một số chữ cái cụ thể nào đó. Ví dụ, phần lớn người dân trên đảo Banton ở tỉnh Romblon có họ bắt đầu bằng chữ F như Fabicon, Fallarme, Fadrilan, Ferran, v.v. Điều này có nghĩa là mặc dù những người này có họ giống như người Tây Ban Nha nhưng không nhất thiết là họ có tổ tiên là người Tây Ban Nha.

Cũng có những nguồn khác về các tên gọi của họ. Ví dụ trong khu vực đông người theo đạo Hồi ở Philippines, các họ thông thường có nguồn gốc Ả Rập như Hassan hay Haradji.

Nhiều người Philippines mang họ của người Trung Quốc, có thể là do tổ tiên họ di cư từ Trung Quốc tới đây. Ví dụ, họ như Cojuangco - là từ đã được Tây Ban Nha hóa, có thể là của những người di cư từ thế kỷ XVIII trong khi họ như Lim thì là của những người di cư gần đây. Một số họ Trung Quốc như Tiu-Laurel là tổ hợp họ của tổ tiên những người di cư cũng như là tên của các vị tổ tiên này.

Hiện nay còn có những người Philippines, chủ yếu thuộc các tộc người thiểu số, vẫn không có họ.

Phần lớn người Philippines tuân theo quy tắc đặt tên-họ của người Tây Ban Nha. Trẻ em có tên đệm là họ của mẹ, tiếp theo là họ của cha - là họ của chúng; ví dụ, con trai của ông Juan de la Cruz và bà Maria Agbayani có thể là David Agbayani de la Cruz. Phụ nữ lấy họ của chồng sau khi kết hôn; vì thế sau khi lấy David Agbayani de la Cruz thì tên gọi đầy đủ của Laura Yuchengco Macaraeg sẽ là Laura Yuchengco Macaraeg de la Cruz.

Do Thái

Vài trăm năm trước, người Do Thái không có họ, nhưng họ sử dụng cách ghép tên cha thành tên đạo và tên mẹ thành tên theo mẹ trong các giao tiếp khác nhau. Ví dụ, một cậu bé tên là Joseph có bố là Isaac và mẹ là Rachel được gọi theo Torah (đạo) là Joseph ben Isaac. Cũng cậu bé này trong công việc làm ăn đời thường được gọi là Joseph ben Rachel. Đàn ông thì dùng từ "ben" (con trai) còn đàn bà thì dùng "bat" (con gái) theo tiếng Hebrew.

Khi các quốc gia châu Âu sửa đổi luật pháp và bắt buộc người Do Thái phải có họ "chuẩn", thì người Do Thái đã có một số lựa chọn. Rất nhiều người Do Thái (chủ yếu ở Áo, PhổNga) đã bị bắt ép phải lấy họ theo kiểu Đức. Hoàng đế Joseph II đã ban hành sắc luật năm 1787 trong đó nói rõ tất cả những người Do Thái phải lấy họ kiểu Đức. Các thị trưởng đã lựa chọn họ cho tất cả các gia đình Do Thái. Những họ có liên quan đến kim loại quý và hoa thì phải nộp lệ phí, còn các họ liên quan đến động vật hay kim loại thường thì cấp miễn phí. Rất nhiều người lấy họ theo tiếng Yiddish có nguồn gốc từ nghề nghiệp (ví dụ Goldstein, 'thợ kim hoàn'), từ tên cha (ví dụ Jacobson), hay từ tên gọi của khu vực (ví dụ Berliner, Warszawski hay Pinsker). Chính điều này làm cho họ của người Do Thái rất giống với họ của những người vùng Scandinavia và đặc biệt là giống với họ của người Thụy Điển.

Tại Vương quốc Phổ các hội đồng quân sự đặc biệt được thành lập để chọn họ cho người Do Thái. Nó trở thành phổ biến đến mức những người Do Thái nghèo khổ đã bị ép buộc phải lấy những cái họ thô tục, kỳ quái hay xúc phạm đến nhân phẩm. Theo Ernst Theodor Amadeus Hoffmann, các họ như thế bao gồm:

  • Ochsenschwanz – Đuôi bò
  • Temperaturwechsel – Khuyết tật nhiệt độ
  • Kanalgeruch – Mùi hôi thối cống rãnh
  • Singmirwas – Hát cho tao một bài gì đó

Người Do Thái ở Ba Lan có họ sớm hơn. Những người được các gia đình quý tộc Ba Lan (szlachta) chấp nhận thông thường lấy họ của những gia đình này. Những người Do Thái theo đạo Thiên chúa thông thường lấy họ phổ biến của người Ba Lan hoặc lấy theo tháng diễn ra lễ rửa tội của họ (điều này giải thích tại sao nhiều người Frankist có họ Majewski – lấy theo tháng 5 (May) năm 1759).

Những người Do Thái sống ở phương Tây ngày nay có thể có họ-tên như người phương Tây cũng như tên Do Thái, tên gọi Do Thái này chỉ sử dụng trong các nghi thức tôn giáo.